Ứng phó khi bị đồng nghiệp chơi xấu

Trước hết, bạn phải đề phòng “những kẻ phá hoại”
Để tránh tối đa bị chơi xấu, bạn phải nhớ rằng sự phá hoại ngầm giữa các nhân viên với nhau xảy ra ở mọi công ty nhưng đối với từng ngành nghề thì những kẻ phá hoại lại có những đặc thù riêng.
“Những kẻ phá hoại” ở nơi làm việc rất phong phú và “muôn hình vạn trạng”, nhưng tựu chung họ rơi vào các trường hợp sau đây:
– Nhà quản lý tồi: Điều có lẽ bạn ít ngờ nhất là bạn có thể bị chơi xấu bởi một nhà quản lý tồi. Họ sẵn sàng sa thải một nhân viên có năng lực luôn hoàn thành công việc một cách xuất sắc và thông minh trong cách giao tiếp hơn mình bởi họ cảm thấy vị trí của mình bị “lung lay” và bị đe dọa bởi năng lực cũng như sự tự tin của bạn
– Kẻ nói điêu, đổ lỗi cho người khác: Khi tất cả mọi người đều tập trung vào dự án, song bỗng nhiên những trục trặc từ trên trời rơi xuống khiến cho các bạn có khả năng bị khiển trách, những kẻ phá hoại rất dễ lộ diện, họ sẵn sàng đổ lỗi cho bạn và cố gắng chĩa mũi nhọn cho bạn nhằm tránh trách nhiệm cho bản thân.
– Kẻ hay “bôi nhọ” uy tín của người khác: nếu trong công ty bạn xuất hiện những người luôn hạ thấp và đánh giá không đúng công việc mà bạn làm, luôn tìm cách khiến cho mọi người có cái nhìn lệch lạc về bạn thì rất có thể đây chính là “những kẻ phá hoại”.
– Kẻ ăn cắp ý tưởng: Bạn đừng bất ngờ khi những ý tưởng của bạn bỗng dưng đứng tên một người khác, đó chính là biểu hiện của những người chuyên cướp công của người khác khi dự án thành công.
– Kẻ hay loan tin đồn “nhảm”: Có những người luôn muốn hủy hoại tên tuổi của đồng nghiệp mà họ có một chút ghen tỵ hay khúc mắc. Cách họ thường xuyên sử dụng là tung những tin đồn thất thiệt và giả dối, thậm chí là “ăn không nói có” nhằm hạ bệ đồng nghiệp của mình.
– Kẻ hay trốn việc: Bạn cảm thấy khó chịu vì lười biếng, không chịu làm bất cứ việc gì và đổ hết trách nhiệm và công việc lên những người đồng nghiệp xung quanh, đây có thể cũng là dấu hiệu của “những kẻ phá hoại”
Cách bảo vệ bản thân trước “những kẻ phá hoại”
Sự phá hoại của đồng nghiệp dù nghiêm trọng hay không nghiêm trọng cũng đều ảnh hưởng đến sự nghiệp và triển vọng công việc của bạn trong tương lai. Do vậy, bạn cần phải có những phán đoán và hành động đúng lúc, kịp thời, hiệu quả. Tuy nhiên, nếu hành động gây hại của đồng nghiệp lặp đi lặp lại nhiều lần, thì bạn cần phải lên tiếng và có những hành động cụ thể bảo vệ bản thân.
Khi bạn đã chắc chắn rằng mình là mục tiêu của sự phá hoại và những đồng nghiệp xấu tính, bạn nên làm theo các cách dưới đây:
– Hãy tìm kiếm đồng minh: Nếu bạn tìm hiểu và biết rõ rằng không chỉ có bạn mà còn rất nhiều đồng nghiệp khác trong công ty cũng bị anh/cô ta “chơi xấu”. Hãy tìm đến họ và liên kết với những đồng nghiệp này để có thể tạo sức mạnh chống lại “kẻ phá hoại”
– Gặp cấp trên, nếu cảm thấy sự việc trở nên nghiêm trọng: Nếu sếp của bạn cũng từng bị nhân viên phàn nàn về “kẻ phá hoại” thì bạn nên trình bày với sếp về tình hình của bạn và tìm sự đồng cảm của sếp trong việc này.
– Đừng coi đây là chuyện cá nhân: Thay vì buộc phải trình bày với mọi người rằng bạn bị thiệt hại như thế nào khi anh/cô ta “chơi xấu” bạn mà bạn nên để mọi người biết rằng sự phá hoại của anh/cô ta đang gây ra nhiều tổn thất cho công việc chung như thế nào.
– Yêu cầu được bảo vệ: Hãy trình bày với cấp trên/những đồng nghiệp xung quanh rằng năng suất làm việc của bạn có thể sẽ được nâng cao lên rất nhiều nếu bạn không bị ảnh hưởng bởi những trò phá hoại của anh/cô ta.
– Chuẩn bị tìm công việc khác: Thật không may, tất cả những nỗ lực của bạn nhằm bảo vệ bản thân đều không có kết quả gì. Mọi điều ngày càng trở nên tồi tệ hơn với công việc của bạn, tốt nhất bạn nên lựa chọn phương án ra đi và bắt đầu vào công cuộc tìm kiếm công việc mới.
Theo Congluan
- Hòn đá nghiêng ngàn năm không đổ
- Tuyệt chiêu tăng cân
- Tác hại chết người của nến thơm
- BT Đinh La Thăng “tuyên chiến” với thực phẩm bẩn
- Thịt có chất tạo nạc nguy hiểm ra sao?
- Thống đốc ngân hàng trẻ nhất lịch sử VN
- Cá “khủng long 6 sừng” gây sốt
- Vì sao nhẫn đính hôn được đeo ở tay trái?
- Quan điểm học đại học làm gì của chàng trai 8x
- Lời khuyên giúp khởi nghiệp thành công
- Chiêu lấy lòng sếp nhân viên cần biết
- 7 điều tuyệt đối không nói khi xin nghỉ việc
- Để được lòng mọi đồng nghiệp nơi công sở
- Kiểu phụ nữ công sở cánh mày râu ghét
- Những sai lầm dễ mắc ở chốn công sở
- Để làm sếp “thích mê” bạn?
- Bắt nhân viên đi làm trước 10 giờ sáng chẳng khác gì tra tấn
- Suy nghĩ giữa người thành công & thất bại
- Thưởng nóng tiền tỷ cho NV xuất sắc
- Xiêu lòng vì cậu trợ lí trẻ đẹp, ga lăng